Lập trình viên PHP là gì? Công việc của lập trình viên là làm gì?
Lập trình viên php là gì?
Lập trình viên PHP là người viết sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình PHP để làm việc, bằng cách sử dụng các ngôn ngữ kịch bản hay một loại mã lệnh Hypertext (PHP) chủ yếu nào đó để phát triển ứng dụng viết cho máy chủ. Họ được giao nhiệm vụ phát triển và tạo ra các website, ứng dụng web bằng ngôn ngữ PHP. Nhờ vậy mà nó tạo ra được các ứng dụng web chạy trên máy chủ, ngoài ra mã lệnh PHP còn có thể được nhúng vào html nhờ sử dụng cặp thẻ PHP <?php?>.
Hiện nay, PHP là loại ngôn ngữ phổ biến nhất được dùng để phát triển các ứng dụng web. Bởi nó là một ngôn ngữ dễ học, không quá phức tạp đối với người mới không biết gì và cũng rất thân thiện đối với người dùng. Điều đặc biệt mà ai cũng thích là được sử dụng miễn phí, tiết kiệm được chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn thiết kế và phát triển web của mình.
Để trở thành lập trình viên PHP giỏi cần có những tố chất nào?
Có thể các bạn cũng biết, ngành lập trình viên là một ngành đòi hỏi mất rất nhiều thời gian,sự kiên trì, tư duy, trình độ cũng rất cao. Liệu để trở thành một lập trình viên giỏi thì bạn cần phải có những tố chất cần thiết nào của một lập trình viên:
- Sự Cẩn Thận, Tỉ Mỉ Từng Chi tiết: Chắc hẳn đây là khắc tinh với những con người thích hướng ngoại (thích vui chơi, giải trí, đi đây đi đó,…) nhưng lại là ưu điểm của những người hướng nội, là do tính chất, đặc thù công việc của lập trình không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo mà còn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết như “dấu chấm (.) dấu phẩy (,),…”, bởi vì chỉ cần sai hay một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc cũng sẽ khiến sản phẩm của bạn thất bại sau bao ngày mệt nhọc thì giờ đây bạn sẽ phải tốn thêm thời gian để tìm lỗi và sửa nó.
- Độc Lập Và Làm Việc Nhóm: thông thường các lập trình viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau trong từng dự án, sau đó kết nối lại để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì vậy nhà tuyển dụng không chỉ đòi hỏi một lập trình viên không chỉ có khả năng làm việc độc lập mà còn có thể cộng tác tốt đối với đồng nghiệp…
- Có Tư Duy Logic Và Sáng Tạo: cái này được xem là những tố chất khó đào tạo nhất bởi khả năng tiếp thu, nạp kiến thức của mỗi người là khác nhau, có người thì nhanh có người thì chậm, thậm chí còn mất cả đời,… Cho nên khả năng thiết kế, sáng tạo, tư duy logic vẫn là gốc, nó rất quan trọng không chỉ đối với một lập trình viên, mà ngành khác cũng vậy, nó không chỉ tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu mà còn là khả năng thiết kế và sắp xếp các vấn đề một cách logic sẽ khiến cho sản phẩm đẹp “hoàn mỹ “ và hoàn thiện nhanh hơn.
- Có tinh thần tự giác, ham học hỏi, trách nhiệm trong công việc: đến được với nghề lập trình viên đã khó, để sống chung được với nó còn khó hơn. Đã theo nghề thì phải theo đến cùng không chỉ ngành lập trình không thôi mà ngành khác cũng vậy, bạn đều phải rèn cho mình tính tự giác phải luôn luôn học hỏi tiếp thu các kiến thức và thực hành nó thường xuyên để có các kỹ năng thành thạo.
Tìm hiểu thêm: Việc làm Thực tập sinh PHP tại Hà Nội.
Lập trình viên PHP họ thường làm cái gì?
Mục đích PHP được tạo ra không chỉ phục vụ cho phát triển website mà còn phục vụ cho chính bản thân chúng ta, con người và xã hội,… Suy cho cùng thì công việc chính của Lập trình viên PHP là lập trình website, tuy nhiên nó cũng có những công việc đặc thù khác nhau có thể hái ra rất nhiều tiền. Dưới đây là một số công việc của lập trình viên PHP họ thường làm:
- Lập trình Website: Như trên đã nói có rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, nhưng được ưa chuộng và được tin tưởng dùng nhiều nhất vẫn là ngôn ngữ PHP để tạo ra các website. Có thể bạn chưa biết, Yahoo, facebook, wikipedia,… cũng là một website được tạo bằng ngôn ngữ PHP. Mặc dù hiện nay Yahoo, Facebook, wikipedia,… được thêm vào website của họ rất nhiều công nghệ, chức năng mới, nhưng php vẫn là lựa chọn khởi đầu của họ.
- Viết Plugin: CMS tạo website đơn giản và nhanh chóng của PHP rất nổi tiếng như WordPress, có hàng triệu người dùng có chức năng tích hợp Plugin giúp phần mềm có tính mạnh mẽ hơn rất nhiều.
- Quản trị Website: duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế logo, nội dung,theo dõi traffic, xây dựng và nâng cấp các trang web được viết bằng PHP cũng khá là phù hợp. Ngoài ra còn phải xây dựng, quản lý content up lên website, đánh giá và tối ưu SEO,…Tuy nhiên ở vị trí này thu nhập không được cao bằng làm các dự án Website mới.
- Phát triển PHP Framework: nổi tiếng như Laravel, Codeigniter, Symfony, CakePHP, Zend, Phalcon, FuelPHP, PHPixie,… được rất nhiều lập trình viên PHP sử dụng.
- Phát triển ngôn ngữ PHP: ngôn ngữ PHP là loại mã nguồn mở và đa nền tảng, và phát triển dưới sự đóng góp của rất nhiều người. Nhóm phát triển PHP cũng liên tục cập nhật và cho ra các phiên bản PHP mới. Phiên bản mới nhất là PHP 7.4 được phát hành ngày 28/11/2019, giờ nó đã sẵn sàng để dùng trên toàn bộ Hostinger Server.
Như ở trên đã nói bản chất của PHP không chỉ phục vụ cho phát triển website mà còn phục vụ cho chính bản thân chúng ta, con người và xã hội,… Chính vì vậy kiểu gì thì kiểu, muốn làm các công việc khác bạn phải biết lập trình website bằng PHP.
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên PHP?
Công việc của người lập trình, các bạn chỉ hiểu đơn giản và ngắn gọn là làm ra phần mềm hoặc tạo ra phần mềm. Để làm ra một phần mềm trước hết người ta phải tạo hoặc xây dựng cho mình một cái “khung” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc khác nhau hoặc toàn bộ công việc, sau đó các phần được kết nối hoặc ghép lại với nhau tạo thành một sản phẩm thật hoàn chỉnh.
Ngoài ra, lập trình viên PHP luôn luôn thách thức sự kiên trì của tất cả mọi người, trong sự cô đơn, làm việc độc lập, cẩn thận từng li từng tí,.. Không chỉ những vậy mà còn đòi hỏi lập trình viên chúng ta phải có kỹ năng, chuyên môn cao. Ví dụ như có kiến thức chuyên sâu về Lập trình PHP hướng đối tượng, hiểu về thiết kế MVC và kinh nghiệm làm việc liên quan đến các ngôn ngữ khác nhau: “ HTML, JavaScript và CSS,…”. Nếu bạn là một lập trình viên giỏi, thì chắc bạn không còn xa lạ gì về thiết kế và xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả trong khi tích hợp liền mạch các công nghệ Front-End.
Ngoài ra, lập trình viên phải chịu trách nhiệm cao cả như trao đổi dữ liệu liền mạch giữa máy chủ và người dùng, duy trì cơ sở dữ liệu trung tâm và trả lời các yêu cầu từ lập trình viên Front-End.
1. Công việc hàng ngày của lập trình viên PHP.
Mặc dù ở mảng chuyên môn nào thì người lập trình đều trải qua 4 giai đoạn chung trong công việc đó là: xây dựng và thiết kế các ứng dụng mới cho họ hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra và sửa chữa nâng cấp các hệ thống cũ đã tạo, xử lý giải quyết những vấn đề của các ứng dụng, tìm tòi và phát triển những công nghệ hiện đại mới. Tùy theo nhu cầu công việc của doanh nghiệp yêu cầu, nhưng thường công việc của lập trình viên sẽ làm như công việc sau:
- Phân tích nghiên cứu thị trường để định hướng được dòng sản phẩm theo từng thời điểm.
- Chăm sóc và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và tham gia vào quá trình sửa lỗi, nâng cấp sản phẩm cùng team nhóm.
- Tiến hành phân tích trang web và các yêu cầu ứng dụng.
- Bác sĩ: xử lý các sự cố của ứng dụng và nâng cấp, sửa chữa các ứng dụng.
- Viết code và xây dựng một ứng dụng mới.
- Viết mã back-end và xây dựng các mô-đun PHP sao cho hiệu quả nhất.
- Phát triển cổng backend với cơ sở dữ liệu để tối ưu hóa.
- Đáp ứng các yêu cầu tích hợp từ các nhà phát triển Front-End (giao diện người dùng).
- Cập nhật và thay đổi các tính năng ứng dụng để nâng cao hiệu suất.
2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng với lập trình viên PHP.
- Làm được việc trong môi trường tiếng anh.
- Có đam mê với nghề, tư duy logic,…
- Cử nhân Khoa học máy tính hoặc lĩnh vực tương tự như: kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, hệ thống thông tin,…
- Kiến thức về lập trình OOP (Lập trình đối tượng), MVC model, JavaScript, HTML/CSS, Jquery,…
- Có khả năng quản lý dự án, tình thần tự giác học hỏi cao, không ngại khó, có ý thức hoàn thành trách nghiệm trong công việc được giao.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm tốt: Kỹ năng này giúp cho lập trình viên PHP có thể xử lý tình huống, hoàn thành nhiệm vụ được giao nhanh chóng.
Đọc thêm: Công ty Mageplaza tuyển thực tập sinh PHP tại Hà Nội
Để trở thành lập trình viên PHP giỏi bạn cần phải làm gì?
Đây không phải là một câu hỏi quá xa lạ đối với mọi người, bạn đang phân vân không biết làm thế nào để nâng cao trình độ lập trình của mình hay bạn đã đi làm nhiều rồi mà vẫn thấy trình độ của mình vẫn không có tiến triển gì? Để trả lời được câu hỏi này bạn phải tự hỏi chính mình: Tại sao bạn muốn nâng cao trình độ lập trình? Tất cả sẽ được giải thích trong bài viết này, nhưng hôm nay mình viết bài này sẽ thiên về tư duy hơn, còn bạn muốn thực tế hơn thì bạn có thể xem link phía dưới nhé.
Để trả lời được câu hỏi trên thì việc đầu tiên là bạn hãy dừng tất cả mọi hoạt động, hãy ngồi tĩnh tâm, thử tự hỏi chính bản thân mình xem, bạn đã cố gắng thực sự chưa, bạn dành thời gian cho nó khoảng bao lâu, bạn có chấp nhận bỏ ra một khoản phí để đi học kiến thức mới không? Bạn trả lời được câu hỏi đó thì tôi tin chắc bạn cũng đã biết được đáp án của bạn là gì rồi. Để nâng cao trình độ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Bước 1: (Tư tưởng) Đầu tiên bạn phải biết mục tiêu cuối cùng mà bạn thực sự muốn là gì? Sau khi đạt được nó thì bạn sẽ làm gì bước tiếp theo? Vậy thì bước đầu tiên là bạn phải có mục tiêu, nếu bạn chưa biết các bước xác lập mục tiêu như thế nào thì bạn có thể tìm hiểu “tại đây”. Sau khi bạn xác định được mục tiêu được rồi thì mới chuyển sang bước tiếp theo. Lưu ý: thà đi chậm nhưng mà chắc, còn hơn là đi sai đường (rất nhiều người đã xác định mục tiêu chỉ nhất thời theo cảm xúc xong cuối cùng người đó không có mục tiêu gì cả, như theo mình biết người bình tối thiểu cũng mất 1 tuần, vì vậy bạn căn sao cho hợp lý đừng để sai bước này).
Bước 2: (Tư duy) Sau khi bạn đã xác định được cho mình hướng đi rồi thì bước tiếp theo bạn cần phải động não, tư duy xem con đường đi nào là nhanh nhất chẳng hạn như để trở thành lập trình viên giỏi bạn cần phải mất bao lâu, cần chuẩn bị những kiến thức gì, ngôn ngữ lập trình, tiếng anh, kỹ năng gì,…
Bước 3: (Công cụ) Tiếp theo bạn cần phải trang bị cho mình những thứ để phục vụ cho bước 2 điển hình như: để học lập trình thì bạn phải có máy tính, chuột máy tính, wifi,…
Bước 4: (Vận hành) Sau khi bạn làm lần lượt từ các bước ở trên xuống thì việc tiếp theo là bạn xắn tay áo lên và hành động thôi, bước này bạn cứ hành động nhiều để tìm ra các lỗi sai của mình càng nhiều càng tốt, bạn sẽ càng có cơ hội phát triển.
Bước 5: (Báo cáo) khi bạn đã đến bước vận hành tức là làm và thực chiến với nó chắc chắn kiểu gì cũng sẽ sai (không sai nhiều thì sai ít). Sau khi tìm được cái sai thì báo cáo cho người thầy, người biết hơn mình để có giải pháp tốt nhất nhé.
Bước 6: (Sửa chữa) tiếp theo sau khi được các chuyên gia góp ý thì bạn tiếp tục cặm cụi vào làm quay về bước 4 vận hành rồi cho đến bước 6 đến khi nào thành công thì thôi.
Vậy mình đã chia sẻ cho bạn những cái tư duy mà ít ai để ý đến nó. Thông thường mọi người không hiểu bản chất vấn đề cứ bắt tay vào làm xong rồi lại sai, sai xong lại quay lại lý thuyết (tức là bạn có quan điểm sai đâu bù đắp chỗ đó cho nó đỡ chán đúng không). Đó hoàn toàn là sai lầm, nó không chỉ khiến cho bạn mất nhiều thời gian nhưng chưa hiểu mấu chốt, chỉ cần một lỗi nhỏ có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau này. Nhưng hôm nay mình chia sẻ cho các bạn từ gốc lên ngọn, tin tôi đi bạn chỉ cần làm các bước ở trên đó càng nhiều càng tốt. Tỷ lệ thành công hay không là số lần bạn làm đi làm lại các bước mà mình vừa nói ở trên.
Đối với quan điểm của mọi người không biết như thế nào, nhưng còn đối với mình thì những lúc khó khăn là lúc chúng ta cần phải bình tĩnh mà cố gắng vượt qua nó bởi vì đó là cơ hội chứng minh tầng bậc của chúng ta với tầng bậc khác và cũng là cơ hội để phát triển bản thân, kỹ năng,… Nhưng hiện nay có rất nhiều người thấy khó khăn là dừng lại không làm nữa mà chọn đi theo con đường khác. Lời khuyên: Hãy làm việc khó nhiều lên, cái gì cũng làm rồi thành công tự khắc sẽ đến…!!!
Tìm hiểu thêm:
- Làm thế nào để trở thành lập trình viên giỏi “ Tại đây”?.
- Lập trình viên lương bao nhiêu, làm thế nào để có mức lương cao“ Ấn vào đây”.
Kết luận:
Lập trình viên php là người sử dụng các ngôn ngữ PHP để làm việc, phát triển ứng dụng viết cho máy chủ và điều đặc biệt là các mã lệnh PHP còn có thể được nhúng vào html nhờ sử dụng cặp thẻ PHP <?php?>.
Để trở thành lập trình viên giỏi bạn cần có những tố chất: Sự cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết; độc lập và làm việc nhóm; Có tư duy logic và sáng tạo; Có tinh thần tự giác, ham học hỏi, trách nhiệm trong công việc.
Lập trình viên PHP họ thường làm những cái gì như: Lập trình Website, Viết Plugin, Quản trị Website, Phát triển PHP framework, Phát triển ngôn ngữ PHP. Công việc hàng ngày của lập trình viên, và để trở thành lập trình viên giỏi cần có 6 bước.